Na2S2O3 – Sodium Thiosulphate, Trung Quốc, 25 kg/bao
Đóng gói | 25 kg/bao. |
Bảo quản | Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. |
Công thức hóa học | Na2S2O3 |
1. Na2S2O3 là gì?
Na2S2O3 là hợp chất muối có tên gọi là Sodium Thiosulfate, ngoài ra còn có các tên gọi khác như natri thiosunfat, sodium hyposulfite, sodium thiosulphate pentahydrate. Hợp chất này có thể tồn tại ở trạng thái rắn đơn, ngoài ra khi ở dạng ngậm 5 nước công thức sẽ là Na2S2O3.5H2O.
Na2S2O3 là hóa chất phổ biến thuộc nhóm hóa chất ngành dệt nhuộm, thường được ứng dụng vào các ngành công nghệ xử lý nước thải, ngành dược phẩm và nhiều ngành công nghiệp khác.
Sodium Thiosulfate có thể được điều chế bằng cách nung nóng lưu huỳnh hoặc natri hydroxit ở dạng lỏng:
-
6NaOH + 4S => 2Na2S + Na2S2O3 + 3H2O.
-
Na2SO3 + S => Na2S2O3.
2. Tính chất của Sodium Thiosulfate
a. Tính chất vật lý của Na2S2O3
– Hợp chất Na2S2O3 tồn tại dạng tinh thể màu trắng, không có mùi và có thể tan được trong nước.
– Khối lượng riêng: 1.667 g/cm3.
– Khối lượng mol: 158.11 g/mol.
– Nhiệt độ nóng chảy: 48.3 °C (ngậm 5 nước).
– Nhiệt độ sôi: 100 °C (ngậm 5 nước).
– Độ hòa tan: 76.4 g/100 g H2O (20 °C).
b. Tính chất hóa học của Na2S2O3
– Sodium Thiosulfate có khả năng phản ứng với các axit loãng tạo ra lưu huỳnh, lưu huỳnh đioxit và nước .
– Sản xuất trong công nghiệp: Na2S2O3 được sản xuất chủ yếu từ các sản phẩm thải, từ quá trình sản xuất thuốc nhuộm lưu huỳnh hay Na2S.
– Sodium Thiosulfate phản ứng đặc trưng với các axit loãng tạo ra lưu huỳnh, lưu huỳnh đioxit và nước:
Na2S2O3 + 2 HCl => 2 NaCl + S + SO2 + H2O
– Phản ứng trên còn được biết đến là “phản ứng chuẩn độ”. Vì dung dịch sẽ chuyển từ không màu sang vàng nhạt khi lưu huỳnh đạt đến nồng độ nào đó. Lưu huỳnh tồn tại dạng keo đang được ứng dụng và tạo ra bởi phản ứng trên. H2S2O3 (axit thiosunfuric) sẽ được tạo ra khi proton hóa thực hiện ở nhiệt độ thấp. Đây là một axit có độ mạnh tương đối so với pKas khoảng 0.6 và 1.7 cho sự phân ly lần lượt H+.
Phép chuẩn độ iot
– Trong ngành hóa học phân tích, phản ứng định lượng với iot của anion thiosunfat được xem như là ứng dụng quan trọng nhất, khử iot thành ion iodua trong quá trình oxi hóa thành ion tetrathionate:
2 S2O32−(AQ) + I2(AQ) => S4O62−(AQ) + 2 I−(AQ)
– Do bản chất định lượng của phản ứng, cũng như việc Na2S2O3.5H2O được dùng làm chất chuẩn độ trong phép chuẩn độ iot do có thời hạn sử dụng lâu dài.
– Việc thực hiện đo lường lượng oxy của nước có thể được sử dụng bằng ứng dụng này. Qua một chuỗi phản ứng dài, nó còn được sử dụng để đánh giá nồng độ về thể tích của một dung dịch nào đó và đánh giá hàm lượng clo trong các loại bột tẩy và nước.
Trong xử lý ảnh
– Nguyên tử lưu huỳnh bậc bốn trong S2O32− kết hợp cùng các kim loại mềm với ái lực cao. Vì thế, các muối bạc halogenua, như AgBr – thành phần tiêu biểu của chất nhũ ảnh sẽ hòa tan khi xử lý với dung dịch thiosunfat:
2 S2O32− + AGBR => [AG(S2O3)2]3− + BR−
– Trong ứng dụng này, Sodium Thiosulfate còn được biết đến dưới tên chất xử lý ảnh, và còn được gọi là thuốc hypo (tên ban đầu là natri hyposunfit).
Tinh chế vàng
Sodium Thiosulfate được xem như là một thành phần của chất ngâm chiết thay thế cho xyanua để tách lọc vàng. Nó hình thành một phức chất bền với ion vàng, [Au(S2O3)2]3−. Vì thiosunfat không có độc nên đây chính là điều thuận lợi của phương pháp này và thiosunfat có thể tách các quặng chịu nhiệt trong quá trình xyanua (như quặng Carlin hay cacbon). Tuy nhiên những vấn đề mà quá trình này đang gặp phải chính là mức tiêu hao cao của thiosunfat và công nghệ tái tạo thiếu hợp lí vì [Au(S2O3)2]3− không hấp thụ trong than hoạt tính, công nghệ chuẩn dùng trong quá trình xyanua để tách phức vàng ra khỏi hồ quặng.
Hóa học phân tích
Sodium Thiosulfate còn được dùng trong hóa phân tích. Nó có thể tạo ra kết tủa trắng khi đun nóng cùng một mẫu thử chứa cation nhôm.
2 Al3+ + 3 S2O32− + 3 H2O => 3 SO2 + 3 S + 2 Al(OH)3
3. Ứng dụng của Na2S2O3
– Sodium Thiosulfate giúp loại bỏ các dư lượng hóa chất (clorin, thuốc trừ sâu, kháng sinh,…) có trong nguồn nước ao nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh, tảo có lợi phát triển ổn định.
– Sodium Thiosulfate giúp tăng khả năng kết tủa, lắng đọng mùn bã hữu cơ, các chất lơ lửng, giảm lượng phèn đáng kể.
– Trong ngành dệt nhuộm: Được dùng để khử clorua trong quá trình tẩy vải sợi, làm chất ngăn ngừa hoạt hóa.
– Trong ngành thuộc da: Sodium Thiosulfate cũng được sử dụng rộng rãi.
– Trong sản xuất thuốc trừ sâu: Được sử dụng để xử lý nước thải.
– Trong ngành y dược: Làm nguyên liệu thô để sản xuất ra thuốc sổ.
– Trong nhiếp ảnh: Làm chất xử lý ảnh.
– Trong ngành xử lý nước: Để khử clo, làm giảm clo trong hồ bơi khi nồng độ clo vượt ngưỡng an toàn.
4. Bảo quản và lưu ý khi sử dụng Na2S2O3
a. Bảo quản Na2S2O3
– Nên chứa hóa chất trong bao tải, bao PP có lớp PE bên trong.
– Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp và để xa các loại axit, các sản phẩm có chứa Xenlulo.
b. Lưu ý khi sử dụng Na2S2O3
– Sodium Thiosulfate là chất ít gây độc tuy nhiên khi có tiếp xúc với da và mắt sẽ gây ra những kích ứng nhẹ.
– Khi vô tình nuốt phải, Na2S2O3 sẽ gây ra kích ứng cho hệ tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy, đau cứng bụng, chuyển hóa hypernatremia hay axit.
– Khi tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, nên sử dụng các phương tiện bảo hộ cá nhân (áo bảo hộ, găng tay, ủng cao su, kính,…).