Chất Phá Bọt, Việt Nam

In stock

Đóng gói Can/ Phuy/ Tank/ Xe bồn
Bảo quản Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.

1. Chất phá bọt là gì?

Chất phá bọt (chất chống tạo bọt) là hợp chất của silicone, là tác nhân loại bỏ các lớp bọt được sinh ra trong quá trình sản xuất hoặc xử lý nước thải, tránh tình trạng có bọt trong sơn, mực in, giấy,… gây ảnh hưởng đến môi trường và chất lượng sản phẩm. Bọt được sinh ra trong quá trình xử lý nước cũng gây ảnh hưởng đến môi trường cũng như chất lượng nước sau khi xử lý, vì vậy cần được loại bỏ.

Đây là hóa chất thuộc nhóm hóa chất xử lý nước, là hoạt chất không gây hại đến môi trường hoặc sức khoẻ con người, được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại chất phá bọt như chất phá bọt defoamer sl50, chất phá bọt antifoam cs04,…

2. Tính chất của Chất phá bọt 

– Nhũ tương màu trắng hoặc màu vàng nâu, tan hoàn toàn trong nước.

– Có thể hoạt động trong môi trường trung tính, kiềm, axit.

– Không độc hại khiến ảnh hưởng đến vi sinh và môi trường.

– Không phát sinh chất thải và ô nhiễm môi trường.

– Độ pH: 5 – 8.

3. Nguyên lý phá bọt của chất chống tạo bọt(chất phá bọt)

Có thể hiểu rằng, hoá chất phá bọt sẽ tác động đến bề mặt cục bộ của bong bóng để khiến bong bóng vỡ. Nguồn gốc của nguyên lí này là dầu thực vật hoặc cồn cao được rắc lên bọt, khi chúng hoà tan vào chất lỏng bọt, sức căng bề mặt sẽ được giảm đáng kể. Khả năng tan trong nước của hoá chất khử bọt khá kém nên sự sụt giảm sức căng về mặt sẽ chỉ giới hạn trong diện tích của bọt, trong khi ở khu vự xung quanh dường như không có sự thay đổi.

Khi sức căng bề mặt giảm, bị các phân tử xung quanh kéo mạnh nên bọt sẽ bị phá vỡ.

Hoá chất khử bọt trong nước thải(chất phá bọt) sẽ trực tiếp phá vỡ độ đàn hồi của màng chất lỏng khiến bong bóng vỡ ra. Cụ thể, khi người ta thêm chất chống tạo bọt, các phân tử chất này sẽ khuếch tán đến bề mặt phân cách giữa chất khí và chất lỏng. Điều này sẽ cản trở chất hoạt động bề mặt vốn có tác dụng ổn định bọt và tăng độ đàn hồi của màng chất lỏng.

4. Ứng dụng của Chất phá bọt

4.1. Ứng dụng của Chất phá bọt trong ngành thực phẩm

– Chất phá bọt (đạt chuẩn quốc tế về an toàn cho sức khoẻ người dùng) được ứng dụng trong quy trình sản xuất đậu hũ, sản xuất dầu ăn, nước mắm, mía đường,… Các loại chất phá bọt được sử dụng trong lĩnh vực này là: Chất phá bọt hệ nhũ tương cấp, chất phá bọt gốc silicone cấp thực phẩm và dược phẩm,…

– Ngoài ra, trong quá trình chiết rót chai của ngành thực phẩm, chất phá bọt còn làm hạn chế tình trạng hao phí hay sai số về định lượng.

4.2. Ứng dụng của Chất phá bọt trong ngành sản xuất sơn, giấy

– Trong quá trình sản xuất thường xảy ra hiện tượng bọt nổi làm sản phẩm không được láng, mịn. Chất phá bọt được sử dụng để phá bỏ lớp bọt, giúp sản phẩm không bị ảnh hưởng tới thẩm mĩ.

4.3. Ứng dụng của Chất phá bọt trong xử lý nước thải

– Lớp bọt được sinh ra trong quá trình xử lý nước thải phải được loại bỏ, tránh gây ảnh hưởng chất lượng nước sau khi được xử lý.

– Chất phá bọt còn được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp sản xuất bột gỗ, bột giấy, giấy, chế tạo máy, thăm dò dầu, dầu cắt công cụ, thủy lực.

*Cách sử dụng hoá chất phá bọt trong xử lý nước

B1: Pha loãng hoá chất khử bọt(chất phá bọt) trong nước thải với nước khoảng 5 – 7 lần trước khi dùng.

B2: Tiếp tục pha loãng rồi nhỏ giọt hoặc phun xuống chỗ nước thải có bọt.

B3: Nếu lượng bọt quá nhanh và nhiều thì có thể tăng lượng sử dụng, tăng lần phun để đạt hiệu quả cao hơn.

B4: Lượng sử dụng thường rơi vào khoảng 100 – 300 ppm.

B5: Tuỳ theo độ bọt mà người dùng có thể điều chỉnh lượng sử dụng.

Người dùng nên pha loãng theo khuyến cáo của nhà sản xuất để đạt hiệu quả cao nhất, giúp bọt nước tan biến nhanh chóng, giúp các phân tử lắng xuống đáy hồ, tạo nên độ trong của nước.

Ngoài xử lý nước và các ngành công nghiệp nói trên, chất phá bọt trong mỹ phẩm còn được sử dụng trong quá trình sản xuất mỹ phẩm hiện nay.

5. Bảo quản và lưu ý khi sử dụng Chất phá bọt

a. Bảo quản hoá chất khử bọt

– Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

– Nên lưu trữ và sử dụng chất phá bọt trong khoảng 2 – 50oC.

– Tránh xa các nguồn nhiệt hoặc những vị trí có thể bắt lửa.

b. Lưu ý khi sử dụng chất chống tạo bọt

– Nên mang đồ bảo hộ cẩn thận (kính, găng tay, quần áo bảo hộ,…) khi tiếp xúc trực tiếp với chất phá bọt.

– Rửa tay, súc miệng kỹ sau quá trình sử dụng.

Main Menu